fbpx

Cho vay ngang hàng P2P (Peer to Peer lending) là hình thức cho vay mà các cá nhân hay tổ chức được kết nối với nhau qua môi trường mạng điện tử (online) bằng các công cụ chấm điểm tín dụng và phần mềm nền tảng kết nối.

Các công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng có trách nhiệm kết nối các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vay mượn với nhau và thu một mức phí, thường là thấp hơn so với phí của các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng).


Cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam

Cho vay ngang hàng không mới đối với thế giới nhưng chưa được cho phép hoạt động chính thức tại Việt Nam. Hiện nay, loại hình này chỉ dừng lại ở cơ chế thử nghiệm, sàn lọc cho hoạt động (sandbox) cùng với các loại hình tài chính mới khác với tên gọi chung là công nghệ tài chính.

Công nghệ tài chính (fintech) là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay ngan hàng, quản lý tài sản. Công nghệ tài chính nhằm mục đích mang tới cho khách hàng các dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với dịch vụ tài chính truyền thống.

Trong những năm vừa qua, các công ty fintech cho vay ngang hàng thành lập tại Việt Nam chủ yếu hoạt động ngoài vòng pháp luật do chưa có các cơ chế quản lý phù hợp với tình hình mới và pháp luật cũng không cấm các hình thức này.

Một mô hình P2P thực thụ vẫn chưa hình thành từ bản chất của các fintech này mà thay vào đó là sự lách luật để hoạt động. Thậm chí một số fintech còn vi phạm lãi suất cho vay dẫn đến tội “cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”.

Cái bản chất tốt đẹp của cho vay ngang hàng P2P vẫn chưa đi vào các fintech cho vay ngang hàng tại Việt Nam mà thay vào đó là sự lách luật hoạt động cho vay như một trung gian tài chính (ngân hàng). Thay vì kết nối các cá nhân, tổ chức với nhau thì các fintech này lại dùng chính tiền của mình để cho vay và đôi khi vướng vào vòng lao lý do vi phạm lãi suất theo luật hình sự.


Bản chất tốt đẹp của P2P

Bạn hãy hiểu về cho vay ngang hàng, đừng gán ghép cho nó các ý nghĩa khác ngoài bản chất của nó để quy chụp rằng nó là cái xấu, cho vay nặng lãi.

Bản chất của cho vay ngang hàng là kết nối cho vay trực tiếp dựa vào công nghệ hiện đại để rồi giảm các chi phí trung gian, giảm chi phí cho người đi vay và người vay.

Người đi vay thì hưởng được lãi suất vay thấp hơn so với thông qua các trung gian tài chính. Người cho vay thì hưởng được lãi suất cao hơn do trực tiếp cho vay người đang cần tiền. Cái duy nhất cả 2 cùng mất đó chính là phí cho công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng vì họ cần tiền để duy trì nền tảng và chấm điểm tín dụng cho cả 2 bên.


Quản trị rủi ro của P2P

Trong ngành tài chính nói chung và cho vay ngang hàng nói riêng, rủi ro mất vốn của người đi vay chính là rủi ro lớn nhất. Do đó, cần phải có các cơ chế để quản lý rủi ro này hay còn gọi là quản trị rủi ro P2P.

Chấm điểm tín dụng là mấu chốt quản trị rủi ro của P2P?

Chấm điểm tín dụng được xem là cách duy nhất của các công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng nhằm hạn chế rủi ro cho những người cho vay. Nhưng khả năng mất vốn vẫn hiện hữu do việc chấm điểm tín dụng là cách nhìn về quá khứ dự đoán cho tương lai.

Quan sát cách làm của trung gian tài chính cho thấy, chấm điểm tín dụng trong cho vay tín chấp phải được kết hợp với sự đánh giá mức độ quan hệ thường xuyên với trung gian tài chính. Dù vậy, trung gian tài chính vẫn có khả năng mất vốn nên lãi suất cho vay thường cao hơn bình thường.

Cách làm khác của các fintech P2P hiện nay là chia nhỏ khoản vay để giảm mức độ rủi ro tránh làm nguy hại đến hệ thống. Theo đó, số tiền cho vay được giới hạn ở mức vài triệu đồng để giảm mức độ mất vốn nếu có xảy ra. Cách này kết hợp với chấm điểm tín dụng thì khả năng quản trị rủi ro tương đối tốt dù chưa phải là hoàn hảo.

Thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay, ủy thác cho vay là giải pháp nên được tiếp cận.

Xem thêm: kinh doanh dịch vụ cầm đồ


Cơ chế thử nghiệm P2P tại Việt Nam

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy thử nghiệm cho vay ngang hàng

Theo dự thảo mới nhất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép thử nghiệm là ngân hàng nhà nước.

Việc thẩm định hồ sơ thì ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp với các bộ ngành có liên quan dựa trên sự đồng ý của thủ tướng chính phủ.

Tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm

Một là giải pháp chưa có quy định pháp lý điều chỉnh.

Hai là giải pháp sáng tạo lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam hoặc đem lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam. Đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu mở rộng phổ cập tài chính.

Ba là giải pháp có thiết kế quản lý rủi ro tốt, tránh làm nguy hại đến hệ thống tài chính và có phương án xử lý, khắc phục rủi ro.

Bốn là giải pháp không tiềm ẩn rủi ro gây bất ổn đến thị trường tài chính và nền kinh tế.

Năm là giải pháp được tổ chức tín dụng hoặc công ty cung ứng giải pháp fintech đánh giá phù hợp, chính xác chức năng, công dụng và tính hữu ích.


Xem thêm: cho vay ngang hàng trên thế giới và thực tiễn tại việt nam, dịch vụ thành lập công ty

0886296922