fbpx

Đến hạn thanh toán con nợ không trả tiền gốc và lãi theo như thỏa thuận. Bạn tìm đến con nợ và muốn đòi số tiền đã cho vay. Vậy cách đòi nợ nào là đúng theo quy định của pháp luật?

Việc đòi nợ đúng pháp luật hiện nay bị ảnh hưởng rất nhiều bởi luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020. Theo đó, dịch vụ đòi nợ là một trong những ngành nghề bị cấm kinh doanh kể từ ngày 01/01/2021.

Vì vậy, việc đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật sẽ được phân thành 2 mốc thời gian là trước và sau ngày 01/01/2021


Đòi nợ trước ngày 01/01/2021

Từ nay cho đến ngày 01/01/2021, mọi người có 3 cách để đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật. Việc đúng quy định pháp luật hay không còn phụ thuộc nhiều vào cách thức mà chủ nợ tiến hành thực hiện.

Tự chủ nợ đi đòi nợ hoặc ủy quyền cho người khác

Khi tự mình đi đòi món nợ hoặc ủy quyền cho người khác thì chủ nợ cũng phải luôn chú ý 4 việc cấm sau:

  • Không được sử dụng vũ lực,
  • Không được gây mất an ninh trật tự tại địa phương,
  • Không được giữ người trái pháp luật,
  • Không được tự ý lấy tài sản của con nợ nếu như hợp đồng vay mượn không có thỏa thuận chi tiết.

Chủ nợ chỉ có thể sử dụng lời nói thuyết phục, sự ảnh hưởng của những người xung quanh con nợ và hợp đồng vay nợ (giấy vay nợ) như là các công cụ hiệu quả.

Tự ý đòi nợ vướng vào 4 điều cấm thì chủ nợ vừa không đòi được nợ mà còn bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Thông qua công ty dịch vụ đòi nợ

Chính vì việc tự ý đòi nợ phức tạp, có nhiều rủi ro cho chủ nợ nên mới ra đời dịch vụ đòi nợ thuê. Bài viết này đề cập đến các công ty đòi nợ đã được phòng PC 06- CA. TPHCM cấp giấy phép an ninh trật tự về dịch vụ đòi nợ.

Sử dụng loại hình dịch vụ đòi nợ, chủ nợ sẽ tốn chi phí tương đối nhiều nhưng lợi ích mang lại nhiều khi lớn hơn. Việc cân nhắc lựa chọn thì chỉ có chủ nợ mới biết được.

Khi sử dụng dịch vụ đòi nợ, chủ nợ thường sẽ ký hợp đồng với công ty đòi nợ và bàn giao các giấy tờ chứng minh việc cho vay. Tùy chính sách của các công ty đòi nợ thì dịch vụ đòi nợ sẽ ứng trước hoặc thanh toán luôn cho chủ nợ số tiền như đã thỏa thuận.

Khởi kiện tại tòa án

Đây là cách chính thống nhất theo quy định pháp luật để đòi lại số nợ đã cho vay. Cách này đòi hỏi điều kiện tiên quyết là chủ nợ phải có văn bản, bằng chứng xác nhận việc vay nợ của con nợ.

Trước khi đưa vụ án ra xét xử sẽ có quá trình hòa giải. Nếu hòa giải thành thì bản án sẽ khép lại theo như thỏa thuận của 2 bên. Nếu không sẽ thực hiện các bước tiếp theo để xét xử tại tòa.

Thời gian khởi kiện, tuyên án thường mất khoảng 4-6 tháng tùy địa phương. Chủ nợ sẽ tạm ứng 50% án phí khi bắt đầu khởi kiện. Thông thường, các vụ kiện đòi nợ thì tòa thường tuyên chủ nợ sẽ thắng kiện vì bằng chứng rõ ràng.

Đối với cách khởi kiện tòa án, vấn đề cần quan tâm hàng đầu chính là điều kiện thi hành án. Cho dù bản án đã tuyên chủ nợ thắng kiện nhưng việc lấy lại số tiền đó lại là câu chuyện khác. Việc thi hành án là câu chuyện dài, có nhiều khó khăn nhất định của nó.

Trong nhiều tình huống, chủ nợ thắng kiện nhưng không thể lấy được tiền vì con nợ không có tài sản trả nợ do đã tẩu tán tài sản. Vì vậy, trước khi khởi kiện chủ nợ nên thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành án trước như xác minh tài sản, phong tỏa tài sản, tài khoản ngân hàng…


Đòi nợ sau ngày 01/01/2021

Sau khi luật đầu tư 2020 có hiệu lực thì việc đòi nợ có nhiều thay đổi nhất định. Các công ty dịch vụ đòi nợ sẽ bị cấm kinh doanh. Chủ nợ chỉ còn 2 cách đòi nợ như trình bày ở trên là tự đòi, ủy quyền cho người khác đòi và khởi kiện tại tòa.


Cách đòi nợ tốt nhất

Sau ngày 01/01/2021, cách đòi nợ tốt nhất chính là phải đảm bảo khoản vay bằng tài sản của con nợ ngay từ khi ký giấy cho vay nợ. Việc này gần giống với việc thế chấp tài sản của ngân hàng.

0886296922