fbpx

Bài viết mang đến cho bạn những hướng dẫn để hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Khi bắt đầu kinh doanh thì các bạn thường có các câu hỏi như:

  • Đăng ký kinh doanh ở đâu? như thế nào?
  • Cách để hoạt động kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật?
  • Ngành nghề kinh doanh ghi như thế nào mới đúng?
  • Bao nhiêu vốn thì được đăng ký kinh doanh?
  • Giấy tờ cần để thành lập công ty là gì?

Tất cả câu trả lời chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ cho các bạn qua các hướng dẫn từng mục cụ thể.


Kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh

Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bạn có phát sinh thu nhập từ các hoạt động kinh doanh thì phải có nghĩa vụ với nhà nước tại đó. Nghĩa vụ đó chính là nghĩa vụ đóng thuế và trách nhiệm của bạn khi đảm bảo sản phẩm dịch vụ với nhân dân.

Khi kinh doanh bạn cần phải đăng ký là bởi vì bạn cung cấp một sản phẩm, dịch vụ ra thị trường thì nhà nước có trách nhiệm quản lý trách nhiệm của bạn đối với cộng đồng và thu thuế cho hoạt động kinh doanh đó.

Bạn kinh doanh mà không đăng ký nghĩa là bạn đang trốn thuế, muốn trốn tránh trách nhiệm của bạn với cộng đồng. Trốn thuế hiện nay đã được hình sự hóa nghĩa là trốn thuế từ 100 triệu bạn sẽ bị xử lý hình sự. Luật hình sự được mệnh danh là “búa rìu hình luật”, cho thấy mức độ nặng nề của nó.

Cho nên, khi kinh doanh và có thu nhập thì bạn phải đăng ký kinh doanh thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể.


Hướng dẫn đăng ký kinh doanh

Đối với việc đăng ký kinh doanh bạn có 2 sự lựa chọn là thành lập công ty và thành lập hộ kinh doanh cá thể. Từng loại hình nó có ưu nhược điểm và cách đăng ký khác nhau, bạn tham khảo từng cách đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn bên dưới.

Hướng dẫn thành lập công ty

Việc thành lập công ty được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx. Bạn muốn đăng ký kinh doanh ở tỉnh/ thành phố nào thì nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư tại đó.

Hiện nay, việc thành lập công ty bạn chỉ cần duy nhất bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân có sao y công chứng. Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019. Thông thường bộ hồ sơ cơ bản bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Danh sách thành viên/ cổ đông (nếu có)

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì việc tiếp theo là bạn phải đăng ký khắc dấu tròn công ty và thực hiện việc thông báo mẫu con dấu đến Sở kế hoạch và đầu tư.

Hiện nay với quy định bắt buộc nộp sơ khai thuế qua mạng điện tử tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ cho nên công ty của bạn cần một thiết bị gọi là chữ ký số để khai báo thuế qua mạng điện tử.

Xem thêm về: chữ ký số

Sau khi công ty của bạn có giấy phép kinh doanh, con dấu, chữ ký số thì việc làm tiếp theo là khai tờ khai lệ phí môn bài để nộp lệ phí môn bài cho năm đầu tiên. Và bạn tiến hành khai báo thuế ban đầu tại cơ quan thuế theo quy định của luật quản lý thuế.

Đến đây, công ty của bạn cơ bản đã hoàn tất các thủ tục ban đầu để đi vào hoạt động kinh doanh.


Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh

Thành lập hộ kinh doanh được thực hiện tại Phòng kinh tế – Ủy ban nhân dân quận/ huyện. Việc thành lập hộ kinh doanh tương đối đơn giản hơn so với thành lập công ty về mặt thủ tục. Hồ sơ thủ tục thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị lập hộ kinh doanh
  • Tờ khai đăng ký thuế
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân có công chứng (2 bản)

Loại hình hộ kinh doanh có một số đặc điểm bạn cần tham khảo trước khi thành lập loại hình này:

  • Mỗi người chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của hộ kinh doanh.
  • Thuế của hộ kinh doanh bao gồm: thuế khoán hàng tháng, thuế GTGT (nếu có), lệ phí môn bài hàng năm.
  • Việc đóng thuế khoán hàng tháng là bắt buộc tùy thuộc vào cơ quan thuế chuyên quản ấn định. Bạn luôn phải đóng thuế dù có hoạt động kinh doanh tốt hay không.

Lưu ý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bạn nên tham khảo các điều kiện của từng ngành nghề trước khi đăng ký kinh doanh.

Tham khảo các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: tại đây

Khi hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bạn không chỉ đáp ứng đủ điều kiện mà còn phải duy trì các điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh ngành nghề kinh doanh đó.

Việc quản lý điều kiện của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thực hiện bởi các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành, ví dụ như: công chứng được Sở tư pháp quản lý…


Việc cần phải làm trong quá trình hoạt động kinh doanh

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kinh doanh đúng pháp luật.

Một là, khai báo thuế đúng hạn và đầy đủ theo quy định của luật quản lý thuế. Dù công ty không có bất kỳ phát sinh nào thì cũng phải khai báo thuế đúng hạn.

Hai là, thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh các thay đổi của công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi

Ba là, luôn duy trì các điều kiện của ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bốn là, nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì bạn có thể thông báo tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể công ty.

0886296922