Bài viết mang đến cho bạn một cái nhìn chi tiết nhất về việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
- Bạn sẽ cần những giấy phép gì?
- Điều kiện kinh doanh ngành này ra sao?
- Ai là cơ quan quản lý?
- Quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ như thế nào?
Đọc hết bài viết này bạn sẽ có đầy đủ câu trả lời cho các câu hỏi trên. Nhưng việc xin giấy phép kinh doanh cầm đồ không phải là đơn giản nếu bạn tự làm. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:
0886296922
< Dịch vụ giấy phép 24/7 luôn đồng hành cùng bạn >
Xem thêm: Báo giá giấy phép an ninh trật tự cầm đồ
Dịch vụ cầm đồ là gì?
Dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định chi tiết tại nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của chính phủ về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là việc kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Phân tích định nghĩa theo quy định của nghị định 96/2016/NĐ-CP cho thấy dịch vụ cầm đồ là việc cho vay tiền được đảm bảo bởi tài sản của người đi vay (thế chấp tài sản). Nhưng tài sản thế chấp này phải là tài sản hợp pháp của người đi cầm đồ.
Căn cứ vào phân loại của mã ngành kinh tế 2018 thì dịch vụ cầm đồ nằm trong nhóm ngành 6492. Nhóm ngành này bao gồm các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (ngân hàng, công ty đầu tư vốn mạo hiểm, câu lạc bộ đầu tư).
Điều kiện kinh doanh phải đáp ứng
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của luật đầu tư cho nên trước khi kinh doanh lĩnh vực này bạn cần quan tâm đến các điều kiện kinh doanh cần phải đáp ứng.
Các điều kiện kinh doanh của dịch vụ cầm đồ được quy định tại nghị định 96/2016/NĐ-CP của chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành kinh doanh có điều kiện. Khi cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đáp ứng các điều kiện của nghị định thì sẽ được cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự.
Cụm từ an ninh, trật tự của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cầm đồ chính là từ viết tắt của an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Theo phân loại của pháp luật thì dịch vụ cầm đồ là ngành nghề có yếu tố phức tạp về an ninh trật tự; dễ bị lợi dụng để phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do đó cần phải quản lý chặt chẽ. Đến đây phần nào bạn đã hiểu được tại sao kinh doanh dịch vụ cầm đồ lại cần đến giấy chứng nhận an ninh trật tự.
Giấy chứng nhận an ninh trật tự này do ai cấp?
Hiện nay, Công an quận/ huyện tại nơi cơ sở kinh doanh đặt địa chỉ trụ sở chính cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự về dịch vụ cầm đồ.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ là gì?
Căn cứ vào điều 7, điều 9 của nghị định 96/2016/NĐ-CP thì điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự ngành nghề dịch vụ cầm đồ bao gồm:
Một là, đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh không có tiền án tiền sự, không thuộc đối tượng khởi tố hình sự, không thuộc diện cấm kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hai là, người đại diện theo pháp luật phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 5 năm (tính từ ngày thành lập công ty trên giấy phép kinh doanh) tại phường/ xã/ thị trấn nơi đặt địa chỉ trụ sở chính.
Ba là, trong thời hạn 5 năm trước khi đăng ký kinh doanh người đại diện theo pháp luật không bị xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự.
Bốn là, nơi kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng được điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Bạn cần những giấy phép gì?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật cần có các giấy phép, biên bản như sau:
Một là, bạn cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư cấp hoặc giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh do ủy ban nhân dân cấp. Nói cách khác nghĩa là bạn cần đăng ký kinh doanh trước tiên. Lưu ý phải có mã ngành 6492 (chi tiết: dịch vụ cầm đồ)
Hai là, sau khi có giấy phép kinh doanh bạn cần biên bản đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy do đội phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của công an quận cấp. Nói ngắn gọn là bạn cần biên bản phòng cháy chữa cháy.
Ba là, bạn cần liên hệ phòng quản lý hành chính và trật tự xã hội của công an quận để được cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự của dịch vụ cầm đồ.
Cơ quan chức năng quản lý dịch vụ cầm đồ
Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần tìm hiểu các cơ quan chức năng quản lý hoạt động kinh doanh của mình để báo cáo, xin phép và liên hệ hướng dẫn để hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực cầm đồ cũng vậy, sau khi đã có đầy đủ các giấy phép để đi vào hoạt động kinh doanh. Bạn cần biết các cơ quan chức năng quản lý để báo cáo, duy trì các điều kiện kinh doanh.
Theo đó, các cơ quan chức năng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ bao gồm:
- Nơi quản lý chung về giấy phép kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.
- Quản lý thuế: chi cục thuế quận/ huyện nơi đặt địa chỉ trụ sở chính.
- Quản lý đáp ứng điều kiện ngành nghề: Phòng quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an quận.
- Cơ quan quản lý về phòng cháy chữa cháy: Đội phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn – Công an quận.
- Cơ quan phối hợp kiểm tra tại địa phương: Công an khu vực tại cơ sở kinh doanh – Công an phường.
Đối với từng cơ quan chức năng có từng loại báo cáo với nội dung và thời hạn khác nhau. Phần bên dưới bài viết sẽ trình bày chi tiết.
Quy trình xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ muốn hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật cần thực hiện đủ 4 bước để hoàn thiện việc xin giấy phép.
Bước 1, thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Bạn có thể tự làm hoặc thông qua dịch vụ thành lập công ty.
Bước 2, chuẩn bị các điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh. Sau đó liên hệ đội phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn để lập biên bản chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy.
Bước 3, liên hệ phòng quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an quận để xin giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự.
Bước 4, chờ ngày kiểm tra hậu kiểm cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo giấy chứng nhận an ninh trật tự được cấp.
Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh cầm đồ
Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh của dịch vụ cầm đồ được quy định chi tiết tại điều 29 nghị định 96/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Thứ nhất, cần kiểm tra giấy tờ tùy thân có dán ảnh của người mang tài sản đến cầm đồ và photo giữ lại 1 bản lưu tại cơ sở.
Thứ hai, Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với các tài sản mà theo quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm đồ khi tài sản đó có đầy đủ giấy tờ. Cơ sở cầm đồ phải giữ lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đó.
Thứ tư, tài sản cầm cố không chính chủ thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
Thứ năm, cơ sở không được cầm cố các tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản có nguồn gốc từ việc vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, cơ sở phải bố trí khu vực lưu trữ vật cầm đồ và có trách nhiệm bảo quản tài sản cầm cố.
Thứ bảy, lãi suất cho vay không được vượt quá quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định của bộ luật dân sự thì lãi suất không được vượt quá 20%/ năm.
Thứ tám, cơ sở cầm đồ phải xuất hóa đơn, khai báo doanh thu, đóng thuế đầy đủ. Sổ sách kế toán phải được lập và theo dõi chặt chẽ.
Chế độ báo cáo hoạt động kinh doanh
Đối với cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh phải báo cáo thuế định kỳ hàng tháng hoặc quý tùy theo loại hình kinh doanh của cơ sở.
Đối với công an quận thì phải báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh cầm đồ. Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý thì phải báo cáo đột suất nếu có yêu cầu.
Xem thêm: danh mục ngành, nghề có điều kiện